Nội Dung Tóm Tắt Bài Viết
Biết giàn giáo khung hay những loại giàn giáo khác hiện nay được sản xuất với công nghệ tân tiến, sản xuất bằng công nghệ hàn MIG các chi tiết, mối hàn, các liên kết được hàn khá chắc chắn tuy nhiên sức chịu tải của nó cuãng có giới hạn. Vậy khả năng chịu lực, sức chịu tải của giàn giáo khung là bao nhiêu? các nhà thầu, thợ xây dựng cần nắm để tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra.
Sức Chịu Tải Của Giàn Giáo Khung
Với những công trình lớn, công trình xây dựng nhà cao tầng thường người ta lựa chọn giàn giáo nêm bởi đây là loại giàn gián chịu lực, có sức tải trọng rất lớn, còn với giàn giáo khung sức chịu tải thấp hơn.
>> Xem thêm: Khả Năng Chịu Lực Của Cây Chống Tăng Là Bao Nhiêu
Để kiểm định được sức chịu tải của giàn giáo khung hiện nay được kiểm định chất lượng tại QUATEST 3 (Trung Tâm Kỹ Thuật Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng 3 thuộc TỔNG CỤC ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG)
Dưới đây xin đưa ra mẫu thẩm định đã được phê duyệt để biết được giàn giáo khung có thể chịu được tải trọng bao nhiêu
– Mẫu thử: 6 khung giàn giáo kích thước 1,7m x 1,25m (có thể là loại sơn dầu hay giàn giáo mạ kẽm)
– Tải trọng thử: 300 kgf
– Thời gian duy trì trong 4 giờ
Không phát hiện biến dạng hay hư hỏng ở tất cả các liên kết, chi tiết của khung giàn giáo
Thử sức chịu tải của giàn giáo khung với tải trọng lớn hơn
– Mẫu thử: Cũng là 6 khung giàn giáo kích thước 1,7m x 1,25m
– Tải trọng thử: 3300 kgf
– Thời gian duy trì trong 30 phút
Không phát hiện biến dạng hay hư hỏng ở tất cả các liên kết, chi tiết của khung giàn giáo
Tuy nhiên khả năng chịu lực của giàn giáo khung có thể lơn hơn nhiều tải trọng thực tế có thể lên đến 10.000 kg trên hai khung giàn giáo.
Tuy giàn giáo được kiểm định với khả năng chịu lực như vậy nhưng khi lắp đặt để thi công > các nhà thầu cần biết cách tính toán khả năng chịu lực giàn giáo để có những sắp xếp phù hợp nhất để đảm bảo hệ giàn giáo luôn bền chắc, không sập, gãy. Vậy cần tính toán như thế nào?
Cách Tính Toán Sức Chịu Tải Của Giàn Giáo Khung
Hiện nay với giàn giáo khung có 4 loại tải trọng chính sau:
Tải trọng nặng: áp dụng cho dàn giáo mang tải trọng công tác 375Kg/m2 dùng cho xây gạch, đá, cùng vật liệu đặt trên sàn công tác.
Tải trọng trung bình: áp dụng cho dàn giáo mang tải trọng công tác 250Kg/m2 dùng cho người và vữa xây trát.
Tải trọng nhẹ: áp dụng cho dàn giáo mang tải trọng công tác 125Kg/m2 dùng cho người và dụng cụ lao động.
Tải trọng đặc biệt: áp dụng cho dàn giáo mang tải trọng đặc biệt cùng vật liệu kèm theo.
Phân loại tải trọng đối với đơn vị sàn công tác
Yêu cầu về tải trọng do người
Tải trọng thiết kế cho sàn công tác được tính toán trên cơ sở một hay nhiều hơn một người có trọng lượng 75Kg và 25Kg dụng cụ cho mỗi người . Mỗi đơn vị sàn công tác phải đủ khả năng đỡ được ít nhất một người theo qui định sau:
Sàn công tác dùng cho một người được thiết kế và lắp đặt đủ khả năng đỡ được tải trọng 100Kg đặt tại giữa sàn
Sàn công tác dùng cho hai người được thiết kế và lắp đặt đủ khả năng đỡ được tải trọng làm việc 200 Kg, trong đó100Kg đặt cách 0,45m về phía trái và 100Kg đặt cách 0,45m về phía phải của đường thẳng ở giữa sàn công tác.
Sàn công tác dùng cho ba người được thiết kế và lắp đặt đủ khả năng đỡ được tải trọng làm việc 300 Kg, trong đó 100Kg đặt cách 0,45m về phía trái, 100Kg đặt ở chính giữa và 100Kg đặt cách 0,45m về phía phải của đường thẳng ở giữa sàn công tác.
Để hệ giàn giáo khung có sức chịu tải lớn nhất cần chú ý những yếu tố
Lắp đặt chiều rộng sàn công tác của giàn giáo và giá đỡ không được nhỏ hơn 1,0m.
Sàn phải được lát bàng ván sao cho bằng phẳng, đầu ván phải khít và ghìm chắc vào sàn. Ván sàn phải bảo đảm độ bền, không mục mọt, nứt gẫy. Giữa sàn và công trình phải chừa một khe hở 10cm.
Khi giàn giáo cao hơn 6m phải làm ít nhất hai sàn công tác. Sàn phía trên để làm việc, sàn phía dưới để bảo vệ. Không làm việc đồng thời trên hai sàn mà không có biện pháp bảo vệ an toàn
Khi giàn giáo cao trên 12m phải dành hẳn một khoang giàn giáo để làm cầu thang lên xuống. Cầu thang phải có độ dốc không quá 60 độ và có đặt tay vịn.
Nếu giàn giáo không cao quá 12m thì có thể thay cầu thang bằng thang tựa hay thang dây với chất lượng tốt.
Lắp đặt thi công hệ giàn giáo theo đúng chỉ dẫn về kỹ thuật và tuân thủ thiết kế như: số lượng móc neo, giá đỡ, dây chằng
Không để những thiết bị, vật dụng quá nặng lên giàn giáo, Không nên tập kết khối lượng bê tông lớn tại cùng có vị trí trên giàn giáo.
Cần kiểm tra vị trí đặt giàn giáo, vị trí đặt giàn giáo đảm bảo chịu được sức nặng, đảm bảo ổn định
Những giàn giáo đã quá cũ không nên sử dụng, chỉ những giàn giáo đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật, chất lượng tốt nhất mới được đưa vào sử dụng.
Nguyên nhân chính dẫn tới sập giàn giáo của những công trình cũng chính là sự ẩu đả trong lắp đặt và không chú trọng về khả năng chịu được lực của giàn giáo gây ra rất rất nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người và của.